Nguyên tắc và kinh nghiệm thiết kế nhà hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Cập nhật ngày 08/11/2023. Biên tập bởi 3B Design
Ngôi nhà là hành trình đầu tiên trong quá trình xây dựng tổ ấm của mỗi gia đình. Đây là việc vô cùng hệ trọng được người xưa tóm tắt trong câu nói về 3 việc quan trọng của đời người “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Trong hành trình đó có rất nhiều kiến thức và trải nghiệm cần chúng ta liên tục cập nhật. Trong bài viết này 3B Design giới thiệu đến bạn các nguyên tắc và kinh nghiệm thiết kế nhà hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.
Chưa có đánh giá nào
Nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế nhà: Phân tích nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng là định hướng vô cùng quan trọng cho việc thiết kế nhà. Các chức năng, công năng… phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia chủ cùng người thân. Vì vậy, trước khi bắt tay vào thiết kế nhà cần phải phân tích nhu cầu sử dụng một cách chi tiết. Sau đây là một số lưu ý khi phân tích nhu cầu sử dụng:
Xác định đối tượng sử dụng
Việc đầu tiên cần làm là xác định rõ ràng nhu cầu của cả gia đình. Việc này nhằm xây dựng nên định hướng, phong cách chung cho căn nhà. Các yếu tố cần xác định như: diện tích, hường nhà, phong cách… Để làm được điều này có thể cần xác định các thông tin về độ tuổi, giới tính, địa điểm, tình trạng kinh tế, và các yếu tố khác của các thành viên trong gia đình.
Phân loại nhu cầu
Sau khi xác định mục tiêu chung, cần xác định các mục tiêu chi tiết. Chia các yêu cầu và nhu cầu thành các danh mục khác nhau. Ví dụ: nhu cầu cơ bản (như ăn uống, ngủ, sinh hoạt), nhu cầu giải trí, nhu cầu công việc, và nhu cầu xã hội (như gặp gỡ bạn bè, tham gia cộng đồng)…
Thiết lập mục tiêu và ưu tiên
Xác định mức độ quan trọng của mỗi nhu cầu. Một số nhu cầu có thể ưu tiên cao hơn. Ví dụ: nhu cầu về an toàn sẽ được đặt lên hàng đầu so với nhu cầu về thẩm mỹ.
Xác định mức đầu tư, tiến độ hoàn thành
Các mục tiêu cho việc thiết kế, xây dựng nhà đều liên quan đến tài chính. Vì vậy, bạn cần xác định rõ ràng mức đầu tư cho việc thiết kế, thi công xây dựng nhà. Ngoài ra, cũng có thể cần dự trù thêm các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. Bạn có thể trao đổi những điều này với đơn vị thiết kế, thi công để được tư vấn phù hợp nhất cho kế hoạch của mình.
Ngoài ra, việc đặt ra tiến độ hoàn thành cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm thiết kế và thi công nhà của 3B Design cho thấy, thông thường tiến độ hoàn thiện thường chậm hơn dụ kiến nếu bạn không có các hành động kiểm soát chặt chẽ. Việc chậm tiến độ có thể kéo theo các chi phí khác như giá vật liệu tăng cao, chi phí chỗ ở tạm, phát sinh trong quá trình thi công… Vì vậy, bạn nên tính toán tiến độ thi công phù hợp với nhu cầu.
Các yếu tố phong thủy là nguyên tắc thiết kế nhà quan trọng trong quan niệm Á Đông
Phong thủy là một hệ thống quan niệm truyền thống của người Á Đông. Quan niệm cho rằng có một sự tương tác tinh thần giữa con người và môi trường sống. Trong thiết kế nhà, phong thủy được áp dụng để tạo ra không gian sống cân bằng và hòa hợp với nguyên tắc cơ bản của tự nhiên. Dưới đây là một số yếu tố phong thủy quan trọng cần xem xét khi thiết kế nhà:
Hướng của ngôi nhà (Hướng cửa chính):
Theo phong thủy, hướng của ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến năng lượng trong ngôi nhà và cuộc sống của thành viên trong ngôi nhà đó. Mỗi hướng mang theo một loạt tính chất và ý nghĩa khác nhau.
Vị trí cửa chính:
Cửa chính được coi là nơi đón nhận và tập trung năng lượng. Nên đảm bảo không gian trước cửa chính thoáng đãng, không bị cản trở.
Vật liệu xây dựng:
Chọn vật liệu xây dựng phù hợp để tạo nên một không gian cân bằng, hòa hợp với môi trường xung quanh.
Màu sắc:
Màu sắc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn và tinh thần. Màu sắc thường được lựa chọn cẩn thận dựa trên nhu cầu và sở thích của gia chủ.
Kích thước và hình dạng của căn nhà:
Cách bố trí không gian bên trong và bên ngoài nhà cũng rất quan trọng. Tránh các góc cạnh sắc nhọn và tối ưu hóa không gian. Từ đó tạo môi trường để năng lượng có thể lưu thông một cách dễ dàng.
Vị trí của các phòng chức năng:
Đặt các phòng chức năng ở vị trí hợp lý để tận dụng năng lượng tốt nhất.
Lựa chọn phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế thể hiện phong cách sống cũng như góc nhìn, nhu cầu của gia chủ. Có rất nhiều phong cách thiết kế với các hình thức thể hiện khác nhau. VÌ vậy, bạn có thể tham khảo thêm các phong cách thiết kế.
Ngoài ra, khi lựa chọn phong cách thiết kế, bạn cũng nên quan tâm đến các yếu tố sau:
Sở thích và phong cách cá nhân:
Phong cách thiết kế phản ánh sở thích và tính cách của gia chủ. Phong cách thiết kế gắn liền với các yếu tố như màu sắc, vật liệu, hoặc hình dạng để tạo ra không gian thú vị và phù hợp với gu thẩm mỹ của bạn.
Phù hợp với môi trường xung quanh:
Xem xét các ngôi nhà xung quanh và cảnh quan. Lựa chọn phong cách phù hợp với môi trường xung quanh sẽ tạo ra sự hòa hợp và gắn bó với môi trường sống.
Nhu cầu sử dụng:
Xác định cách sử dụng không gian trong nhà. Ví dụ, gia đình có trẻ nhỏ có thể yêu cầu không gian mở rộng và an toàn hơn.
Kích thước và hình dạng ngôi nhà:
Kiểm tra kích thước và hình dạng ngôi nhà. Đảm bảo rằng phong cách thiết kế được lựa chọn phù hợp với không gian có sẵn.
Ngân sách đầu tư:
Xác định ngân sách bạn có để đầu tư vào thiết kế nhà. Một số phong cách có thể yêu cầu vật liệu và trang trí cao cấp vì vậy mức đầu tư cũng cao hơn.
Thiết bị và nội thất:
Lựa chọn thiết bị và nội thất phù hợp với phong cách thiết kế. Điều này tạo ra sự hòa hợp và đồng nhất trong không gian bên ngoài và bên trong ngôi nhà.
Ánh sáng và màu sắc:
Chọn màu sắc và cách bố trí ánh sáng phù hợp với phong cách thiết kế. Màu sắc và ánh sáng có thể tác động lớn đến không gian tổng thể.
Vật liệu xây dựng:
Chọn vật liệu xây dựng phù hợp với phong cách thiết kế. Ví dụ, gỗ và đá thường được sử dụng trong các phong cách cổ điển và quê mùa.
Nguyên tắc thiết kế phân chia công năng nhà ở
Khi phân chia công năng nhà ở, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Xác định mục tiêu sử dụng cho từng không gian:
Hãy xác định rõ mục đích sử dụng của từng không gian. Ví dụ: phòng khách dành cho tiếp khách và giải trí, phòng ngủ để nghỉ ngơi, phòng làm việc để làm việc và học tập, v.v.
Tối ưu hóa không gian:
Sử dụng không gian một cách hiệu quả để tránh lãng phí và tạo ra không gian thoáng đãng. Nếu ngôi nhà có diện tích nhỏ bạn cần phải lưu ý điều này.
Tạo sự liên kết giữa các không gian:
Đảm bảo các không gian có sự kết nối hợp lý. Ví dụ: khu vực tiếp khách nên có lối đi thuận tiện đến nhà bếp và phòng ăn. Ngoài ra, các không gian riêng tư cũng cần kết nối thuận tiện đến các khu vực khác.
Phân chia không gian mở hoặc đóng:
Xác định xem bạn muốn có một không gian mở (open plan) hay phân chia rõ rệt giữa các phòng. Không gian mở có thể tạo ra cảm giác rộng rãi và thoáng đãng. Trong khi các phòng riêng biệt mang lại sự riêng tư hơn.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên:
Ánh sáng tự nhiên vô cùng quan trọng với đời sống. Vì vậy nguyên tắc thiết kế nhà phải đảm bảo tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt là các khu vực chính như phòng khách và phòng ăn.
Đảm bảo thông thoáng và lưu thông:
Lưu ý cách bố trí cửa, cửa sổ và hành lang để tạo không gian thông thoáng.
Bố trí nội thất hợp lý:
Đảm bảo rằng nội thất được sắp xếp hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng của từng không gian.
Xem thêm bài viết: thiết kế mặt bằng công năng để tìm hiểu về cách thiết kế công năng phù hợp với nhu cầu của bạn.
Quan tâm đến các yếu tố công nghệ là kinh nghiệm thiết kế nhà cần được quan tâm
Ngày nay, công nghệ đang có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc ở tất cả mọi lĩnh vực. Thiết kế và xây dựng nhà cũng không ngoại lệ. VÌ vậy, khi ứng dụng các nguyên tắc thiết kế nhà, bạn cũng cần lưu ý áp dụng các công nghệ tiên tiến cho căn nhà của gia đình mình. Điều này giúp cho bạn được hưởng thụ các tiện ích hiện đại. Ngoài ra, ngôi nhà của bạn cũng không bị lỗi thời theo thời gian.
Hệ thống điện và điều khiển thông minh (Smart Home):
Xem xét việc tích hợp hệ thống điều khiển thông minh để quản lý ánh sáng, nhiệt độ, an ninh, và các thiết bị khác trong ngôi nhà. Các công nghệ như Amazon Alexa, Google Home, Apple HomeKit có thể được sử dụng để điều khiển các thiết bị từ xa.
Hệ thống điện mặt trời (Solar):
Hệ thống điện mặt trời giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là công nghệ mới, mức đầu tư ban đầu khá cao. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc mức đầu tư khi sử dụng công nghệ này.
Hệ thống an ninh và camera giám sát:
Đây là hệ thống giúp đảm bảo an ninh cho ngôi nhà của bạn. Ngày nay, gần như là một phần không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng nhà. Hệ thống an ninh hiện đại bao gồm camera giám sát, cửa tự động và các biện pháp an ninh khác…
Hệ thống mạng và kết nối Internet:
Đảm bảo rằng ngôi nhà có hệ thống mạng tốt. Hỗ trợ các thiết bị thông minh và kết nối Internet ổn định. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát ngôi nhà mọi lúc, mọi nơi.
Hệ thống âm thanh và giải trí:
Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao. Cùng với đó là đời sống tinh thần cũng được quan tâm, chú ý. Ngoài nhu cầu hưởng thụ các sản phẩm âm nhạc trả tiền, nhiều gia chủ cũng đầu tư hệ thống giải trí tại gia. Sau dịch Covid thì nhu cầu này lại càng lớn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc về việc lắp đặt hệ thống âm thanh, loa, và các thiết bị giải trí để tạo ra một không gian giải trí thú vị ngay tại nhà.
Hệ thống điều hòa không khí và thông gió:
Đảm bảo rằng ngôi nhà có hệ thống điều hòa không khí và thông gió hiệu quả. Đảm bảo sự thoáng đãng, thoải mái cũng như tiết kiệm năng lượng. Đối với từng khu vực địa lý lại có cách thiết kế nhà và sử dụng các nguyên tắc thiết kế điều hòa khác nhau. Miền Nam cần sử dụng điều hòa (máy lạnh) gần như quanh năm trong khi đó miền Bắc có thể cần điều hòa 2 chiều cho từng mùa nóng, lạnh.
Hệ thống điều khiển cửa và cửa sổ tự động:
Cân nhắc việc sử dụng công nghệ để điều khiển cửa và cửa sổ tự động. Giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tính tiện ích.
Hệ thống xử lý nước và tiết kiệm nước:
Chọn các thiết bị tiết kiệm nước và cân nhắc việc lắp đặt hệ thống xử lý nước hiệu quả. Với chất lượng nguồn nước không cao ở Việt Nam, bạn có thể phải sử dụng nhiều loại hệ thống lọc nước khác nhau: lọc nước sinh hoạt, lọc nước uống, lọc nước hỗ trợ sức khỏe (nano, kiềm…)…
Ứng dụng và phần mềm quản lý nhà thông minh:
Tìm hiểu về các ứng dụng và phần mềm quản lý nhà thông minh để tận dụng các tính năng và tiện ích hiện đại. Đồng thời, giúp bạn tận hưởng các tiện ích và trải nghiệm thú vị tại ngôi nhà của mình.
Hệ thống lưu trữ và tổ chức thông minh:
Xem xét các giải pháp lưu trữ thông minh và các thiết bị tổ chức để tối ưu hóa không gian. Hệ thống tủ, tủ bếp, nội thất thông minh có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiề không gian lưu trữ.
Các tính năng an toàn là nguyên tắc thiết kế nhà quan trọng
Hệ thống báo động và an ninh:
Lắp đặt hệ thống báo động an ninh để bảo vệ ngôi nhà khỏi nguy cơ đột nhập hoặc xâm nhập trái phép.
Cửa và cửa sổ an toàn:
Chọn cửa và cửa sổ có chất liệu và thiết kế chịu được áp lực và chống lại các tấn công bên ngoài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến thoát hiểm khi có sự cố.
Khóa và phụ kiện an toàn:
Sử dụng các loại khóa và phụ kiện an toàn chất lượng cao. Bao gồm khóa kéo, khóa vân tay, và các loại khóa độc đáo khác.
Hệ thống quan sát và camera giám sát:
Lắp đặt các camera giám sát để giám sát hoạt động xung quanh ngôi nhà và tăng cường tính an toàn.
Hệ thống phát hiện khí độc:
Trong sinh hoạt có thể phát sinh các khí độc như CO2 và khí gas… Vì vậy, tùy theo nhu cầu về kinh tế, bạn có thể lắp đặt hệ thống cảnh bảo khí độc để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Lắp đặt hệ thống báo cháy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo tính an toàn khi có sự cố liên quan đến cháy nổ. Điều này chưa được quan tâm đúng mực hiện nay. VÌ vậy, khi có sự cố thường để lại các hậu quả rất thương tâm.
Thiết kế thoát hiểm:
Đảm bảo rằng có đủ lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm và cửa sổ thoát hiểm cần được cài đặt và bảo dưỡng đúng cách.
An toàn trẻ em:
Nếu có trẻ em, hãy xem xét các biện pháp an toàn như bậc cầu thang, ổ cắm an toàn, và các biện pháp bảo vệ khác để tránh tai nạn. Ổ điện cần được đặt cao và là loại có lẫy khóa an toàn trẻ em. Cầu thang cần được che chắn các khe hở, các bể nước, hồ nước cần có lắp đậy…
An toàn điện và điện nước:
Đảm bảo rằng hệ thống điện và nước được thiết kế và bảo dưỡng đúng cách. Tránh các rủi ro về điện và nước.
Các yếu tố nâng cấp và mở rộng trong tương lai
Vì một số yếu tố như tài chính, thời gian… bạn không thể hoàn thiện ngôi nhà trong thời gian ngắn. Đây là lúc cần một thiết kế để ngôi nhà của bạn có thể mở rộng trong tương lai. Một số kinh nghiệm thiết kế nhà khi bạn cần mở rộng:
Thiết kế không gian mở rộng:
Xác định các khu vực trong nhà có thể được mở rộng, chẳng hạn như phòng khách, phòng ăn hoặc phòng ngủ. Đảm bảo có đủ không gian dự trữ cho việc mở rộng sau này. Nếu dự định có thêm thành viên, bạn cũng cần lưu ý đến khả năng mở rộng của ngôi nhà.
Kết cấu đủ mạnh mẽ và bền bỉ:
Chọn kết cấu vững chắc và linh hoạt để hỗ trợ các công trình mở rộng trong tương lai. Ví dụ, nền móng cần làm kiên kế, kết cấu chắc chắn, trần cao hoặc các vách ngăn không cần thiết có thể được thiết kế để dễ dàng tháo gỡ…
Điện và hệ thống cấp thoát nước đủ sức chứa:
Đảm bảo rằng hệ thống điện và cấp thoát nước được thiết kế để hỗ trợ tăng cường số lượng thiết bị và khu vực mới được mở rộng.
Khoảng sân và không gian ngoài trời:
Đảm bảo có không gian ngoài trời có thể được tận dụng và mở rộng trong tương lai. Xem xét việc tạo ra khu vực sân, ban công hoặc khu vườn có thể được phát triển. Cũng có thể sử dụng các không gian này để chuyển đổi thành các không gian sinh hoạt riêng tư như phòng ngủ…
Kết nối tốt với cơ sở hạ tầng:
Đảm bảo rằng ngôi nhà được kết nối tốt với cơ sở hạ tầng như đường đi, điện, nước và hệ thống viễn thông. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự dễ dàng mở rộng và nâng cấp.
Xem xét pháp lý và quy định:
Nghiên cứu các quy định và quy định xây dựng địa phương để đảm bảo rằng việc mở rộng và nâng cấp tiếp theo đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Điều này giúp bạn tránh phát sinh thêm các chi phí và phiền hà trong quá trình thực hiện.
Liên kết với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
Hướng nhà:
Xem xét hướng của ngôi nhà để tận dụng ánh sáng tự nhiên tốt nhất và tối ưu hóa nhiệt độ trong nhà. Đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế về hướng nhà trong quá trình thiết kế. Điều này đòi hỏi bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà ở.
Tầm nhìn và cảnh quan:
Tận dụng tầm nhìn đẹp từ vị trí của ngôi nhà. Cân nhắc thiết kế cửa sổ và ban công hướng ra nơi có phong cảnh đẹp. Giúp bạn tạo ra các cảm xúc tích cực và gắn bó với môi trường sống.
Thiết kế dựa trên địa hình:
Điều chỉnh thiết kế nhà để phù hợp với địa hình tự nhiên quanh khu vực bạn sinh sống. Tận dụng mảng đất và hình dạng của địa hình để tạo ra không gian sống thú vị và hòa quyện với thiên nhiên.
Công nghệ xanh:
Sử dụng các công nghệ xanh như hệ thống điện mặt trời, hệ thống thu nước mưa, và vật liệu xây dựng bền vững để giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Như vậy, bạn đang góp phần đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và xây dựng môi trường sống ngày một tốt hơn.
Vật liệu xây dựng và sinh hoạt thân thiện với môi trường:
Đảm bảo rằng ngôi nhà được xây dựng với các công nghệ và vật liệu thân thiện với môi trường. Hạn chế sự tiêu tốn tài nguyên và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Sử dụng cây xanh và không gian xanh:
Tận dụng không gian xanh để tạo ra một môi trường sống trong lành và tươi mới. Bạn hãy cân nhắc trồng cây cỏ, cây bụi và cây hoa xung quanh nhà. Nếu diện tích ngôi nhà đủ lớn, hãy tận dụng các mảng xanh thay thế các mảng bê tông giúp bạn có không gian sống yên bình, trong lành hơn.
Qua bài viết trên, 3B Design giới thiệu đến bạn các quy tắc và kinh nghiệm thiết kế nhà hhữu ích. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ 3B Design ngay nhé!