Nguyên lý thiết kế nhà ở nhà phố, chung cư, biệt thự bạn cần biết

Cập nhật ngày 08/11/2023. Biên tập bởi 3B Design

Làm nhà là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Chẳng thế mà người xưa đã nói “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Để có một ngôi nhà như ý, việc đầu tiên cần làm là thiết kế kiến trúc cho ngôi nhà đó. Việc thiết kế này cần tuân theo các nguyên lý nhất định. Nguyên lý thiết kế nhà ở là một tập hợp các nguyên tắc cơ bản và hướng dẫn cho quá trình thiết kế ngôi nhà. Bài viết này chia sẻ một số nguyên lý quan trọng mà những ai đang chuẩn bị làm nhà và cả các kiến trúc sư, các nhà thiết kế thường cân nhắc.

Các nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở bạn cần biết
Các nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở bạn cần biết
Chưa có đánh giá nào

Phân loại nhà ở

Phân loại theo yêu cầu quy hoạch

Nhà ở nông thôn

Đây là loại hình nhà ở dành cho những lao động trong khu vực nông nghiệp. Nó thường gắn với sản xuất đồng ruộng, nông nghiệp. Có thể là các xóm, làng quần cư nông nghiệp hoặc tiểu thủ nông nghiệp trước đây.

Nguyên lý phân loại nhà ở nông thôn theo yêu cầu quy hoạch
Nguyên lý phân loại nhà ở nông thôn theo yêu cầu quy hoạch

Nhà ở nông thôn mang các nét đặc trưng về hình khối, bố cục, tổ chức không gian… Tao nên bản sắc kiến trúc của vùng không gian nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhà ở nông nghiệp cũng biến đổi. Các kiến trúc nhà ở nông thôn cũng hiện đại hơn và thay đổi tiệm cận với nhà ở đô thị.

Nhà ở đô thị

Là nhà được xây dựng trong các khu đô thị, theo dạng tập trung thành từng khu (khu phố, khu đô thị, chung cư). Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàng chỉnh: cấp nước, điện, thông tin liên lạc… Và các hệ thống công trình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu văn hóa, dịch vụ…

Nhà ở đô thi cần đáp ứng được các yêu cầu:

  • Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích sinh hoạt
  • Đảm bảo sự độc lập, khép kín
  • Đảm bảo thuần phong, mỹ tục và các giá trị văn hóa
  • Bền vững, tiết kiệm năng lượng
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng.

Phân loại nhà ở theo chức năng sử dụng

Nhà ở biệt thự

Biệt thự là ngôi nhà được xây dựng trên khuôn viên có diện tích lớn và sân vườn riêng biệt. Diện tích của biệt thự thường từ 300m2-800m2. Một số nơi còn quy định biệt thự phải có mặt tiền từ 12m trở lên. Mật độ xây dựng của biệt thự thường khoảng 35%.

Biệt thự là nhà ở có mức đầu tư cao cần tuân thủ nguyên lý thiết kế chặt chẽ
Biệt thự là nhà ở có mức đầu tư cao cần tuân thủ nguyên lý thiết kế chặt chẽ

Nhà ở liền kề

Nhà ở liền kề là loại nhà mà các căn ở liền nhau, có thể ghép thành các dãy hoặc các khối. Nhà liền kề có thể có sân vườn trước mặt hoặc sau lưng. Nhà liền kề thường có mặt tiền hẹp. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại hình nhà ở này ở các đô thị Việt Nam.

Ngày nay, với việc quy hoạch lại các đô thị, nhà liền kề, nhà phố được thiết kế có kích thước lớn hơn, mặt tiền cũng rộng hơn. Không chỉ giúp dân cư sinh hoạt thuận tiện hơn mà còn có thể kết hợp kinh doanh.

Nhà ở nhiều căn hộ (chung cư)

Chung cư nhiều tầng là loại nhà phục vụ nhiều gia đình với số tầng từ 4 tầng trở lên. Mỗi gia đình sống trong từng căn hộ với các tiện nghi khác nhau. Tại chung cư, các gia đình sử dụng các không gian chung như sảnh, hành lang, cầu thang…

Đồi với đô thị, đây là loại hình nhà phù hợp với khả năng chi trả của nhiều gia đình nhất. Hiện này với tốc độ đô thị hóa cao ở Việt Nam, loại hình nhà ở chung cư đang được phát triển mạnh.

Nhà ở ghép hộ

Là loại nhà ở thấp tầng. Có tổ hợp một hoặc nhiều căn hộ trong tổng thể công trình thống nhất. Đặc trưng nhất là các tòa nhà tập thể, căn hộ tập thể. Cùng với sự phát triển của kinh tế, loại hình này đang bộc lộ nhiều hạn chế và được thay thế bằng các loại hình nhà ở khác văn minh, hiện đại hơn.

Nhà ở kiểu khách sạn (Apartment)

Đây là kiểu nhà ở được phát triển nhanh trong những năm gầm đây. Kiểu nhà ở này khai thác chủ yếu lĩnh vực du lịch (homestay) hoặc các căn hộ cho thuê, đặc biệt là cho các chuyên gia nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.

Nhà ở kiểu khách sạn thường thiết kế đơn giản
Nhà ở kiểu khách sạn thường thiết kế đơn giản

Nhà ở kiểu này thường có diện tích nhỏ, có thể có các không gian sử dụng chung với các căn hộ khác. Ngoài ra, người quản lý, cho thuê có thể khai thác thêm các dịch vụ tiện ích khác như giặt là, dọn phòng… Trên thế giới, loại hình căn hộ kiểu này cũng rất phát triển.

Nhà ở kiểu ký túc xá

Đây là loại hình nhà ở tập trung cho học sinh, sinh viên, quân nhân, người lao động… Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể có không gian sinh hoạt chung hoặc riêng.

Nguyên lý phân loại thiết kế nhà ở dựa trên độ cao

Phân loại nhà theo được phân chia cơ bản như sau:

  • Nhà ở thấp tầng: 1-3 tầng
  • Nhà ở trung bình: 4-5 tầng
  • Nhà ở cao tầng: 6-17 tầng
  • Nhà ở nhiều tầng (nhà chọc trời): Lớn hơn 18 tầng

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở

Yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý và khí hậu

Vị trí địa lý ảnh hưởng đến văn hóa và các phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau. Vì vậy tại mỗi vùng miền lại có phong cách thiết kế nhà ở đặc trung riêng biệt.

Yếu tố về vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến khí hậu của từng khu vực. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn hình thức tạo hình và giải pháp kiến trúc nhà ở.

Địa hình, địa chất, thủy văn và môi trường

Nhà ở phải được thiết kế dựa trên nguyên lý đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh hoạt tiện lợi, hiệu quả. Vì vậy khi quy hoạch hoặc thiết kế nhà cần phải khảo sát các điều kiện địa chất, môi trường để có giải pháp thiết kế bền vững, tiết kiệm.

Yếu tố kinh tế, chính trị và văn hóa

Chính trị, xã hội

Các yếu tố chính trị – xã hội cũng ảnh hưởng đến các nguyên lý thiết kế nhà ở. Qua các thời ký lịch sử như phong kiến, thời chiến, thời kỳ công nghiệp hóa… đều cho ra đời các loại hình nhà ở khác nhau. Cùng với đó là các quy chuẩn, tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế khác nhau cần phải tuân thủ.

Kinh tế, xã hội

Sự thay đổi về các chính sách. Các biến động về kinh tế và thu nhập cũng làm ảnh hưởng và thay đổi mọi mặt của đời sống. Từ đó, các nguyên lý thiết kế nhà ở cũng thay đổi theo cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Lối sống

Lối sống và phong cách sống ảnh hưởng đến cách tổ chức không gian của mỗi người, mỗi gia đình. Xã hội hiện đại đề cao tính cá nhân hóa, cái tôi của mỗi người. Vì vậy, nhà ở cũng được thiết kế sáng tạo, cá tính hơn.

Phong tục tập quán

Mỗi vùng miên, mỗi tộc người lại có các phong tục văn hóa khác nhau. Vì vậy các tập tục sinh hoạt và bố trí không gian sống cũng khác nhau. Những yếu tố này tạo nên sự đa dạng trong các phong cách cũng như các nguyên lý thiết kế nhà ở theo các quan điểm khác nhau.

Nhân khẩu và các thế hệ trong gia đình

Khoảng cách giữa các thế hệ trong một gia đình làm cho góc nhìn của các thành viên về không gian sống cũng khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn các cách thức thiết kế nhà ở cho phù hợp với từng gian đình, từng thành viên.

Các điều kiện kỹ thuật

Vật liệu, kết cấu và công nghệ xây dựng

Việc xây dựng nhà ở thường phụ thuộc vào các vật liệu xây dựng tại chỗ hoặc tại từng địa phương. Nó cũng có thể thay đổi theo thời điểm và nguồn cung cấp tại từng khu vực.

Các vật liệu xây dựng cũng rất phong phú và đa dạng, tùy theo từng loại kết cấu, kiến trúc mà có thể sử dụng rất linh hoạt. Chúng ta có thể kế đến một số loại kết cấu nhà phổ biến:

  • Nhà kết cấu tường chịu lực
  • Nhà kết cầu khung bê tông
  • Nhà tấm panel lắp ghép
  • Nhà khung kết cấu thép…

Trang thiết bị trong nhà ở

Trang thiết bị tác động trực tiếp đến không gian sống và điều kiện tiện nghi trong căn nhà. Vì vậy khi thiết kế nhà ở cần tính toán thiết bị và hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức đầu tư tài chính.

Yếu tố quy hoạch và đô thị hóa

Quy hoạch và kiến trúc nhà ở

Các yếu tố quy hoạch tác động trực tiếp lên việc thiết kế kiến trúc nhà ở. Thiết kế nhà ở cần tuân theo các quy hoạch đã được hoạch định. Ngược lại, quy hoạch giúp đảm bảo sắp xếp đô thị khoa học và hiện đại hơn.

Tốc độ đô thị hóa

Tốc độ đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu dân số và nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng của các khu vực đô thị. Từ đó dẫn đến việc thay đổi các hình thức thiết kế và các nguyên lý thiết kế nhà ở khác nhau.

Nguyên lý tổ chức không gian kiến trúc nhà ở khi thiết kế

Hệ thống không gian nhà ở

Không gian cá nhân

Đây là không gian quan trọng trong thiết kế nhà ở. Có thể là các phòng độc lập trong cùng 1 căn hộ hay của căn hộ này với căn hộ khác. Không gian cá nhân phải đảm bảo độc lập, tôn trọng sự riêng tư của từng cá nhân.

Không gian giao tiếp

Không gian giao tiếp là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Trong căn nhà, nó có thể là không gian phòng khách, bếp hoặc phòng sinh hoạt chung…

Không gian kết nối

Đây là các không gian kết nối các khu vực trong căn nhà. Các khu vực như hành lang, cầu thang là đại diện cho các không gian này. Các không gian kết nối cần đảm bảo thông thoáng, thuận tiện và đảm bảo lưu thông dễ dàng.

  • Các hệ thống cửa thông phòng, hành lang nên có chiều rộng lớn hơn 0.8m để thuận tiện cho di chuyển và sinh hoạt.

Không gian cơ bản trong căn nhà

Các thành phần và cơ cấu căn hộ

Các thành phần và cơ cấu căn hộ thường được chia là 2 loại chính:

  • Các phòng ở: Phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng sinh hoạt chung…
  • Các phòng phụ: Phòng vệ sinh, phòng kho, ban công, lô gia, giếng trời…

Phân khu chức năng trong căn hộ

  • Phân khu chức năng theo dây chuyền: Là phân khu theo công năng sử dụng của từng khu vực. Ví dụ khu vực bếp nấu sẽ được sắp xếp gần phòng ăn, phòng rửa.
  • Phân khu chức năng giao thông

Những nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở cần quan tâm

Chức năng của nhà ở

Đây là yếu tố quan trọng khi thiết kế kiến trúc nhà ở. Chức năng của nhà ở phải đảm bảo thỏa mãn được các công năng sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Chức năng của nhà phải đảm bảo được một số điều kiện sau:

  • Bảo vệ các thành viên trong gia đình
  • Tái tạo sức lao động
  • Đảm bảo chức năng văn hóa và giáo dục
  • Hỗ trợ cho chức năng phát triển kinh tế…
Công năng là nội dung cở bản hàng đầu trong nguyên lý thiết kế nhà ở
Công năng là nội dung cở bản hàng đầu trong nguyên lý thiết kế nhà ở

Bạn có thể xem thêm bài viết của 3B Design về thiết kế mặt bằng công năng.

Các nguyên lý thiết kế nhà ở về tâm sinh lý

Thiết kế nhà ở phải đảm bảo các nguyên lý về sinh học, tâm lý học cho các thành viên trong gia đình. Phục vụ độc lập cho sở thích của từng cá nhân, từng gia đình. Vì vậy nó cần đảm bảo một số nguyên lý thiết kế cho nhà ở sau đây:

  • Đảm bảo sự kín đáo, riêng tư
  • Đảm bảo sự an toàn, chống xâm nhập một cách dễ dàng.
  • Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
  • Có sự kết nối với không gian và môi trường tự nhiên.

Các nguyên lý thiết kế nhà ở phải đáp ứng các chỉ tiêu về điều kiện môi trường

  • Về nhu cầu không khí phải đáp ứng điều kiện không gian rỗng chứa không khí trong phòng: Người lớn cần 33m3 khối không khí, trẻ em cần 15m3 không khí
  • Diện tích phòng ngủ cá nhân cần lớn hơn 6m2
  • Độ cao 2,5m là kinh tế nhất, nhưng nên thiết kế phòng ở độ cao 2,8-3m để phù hợp cho thẩm mỹ và sử dụng.

Công năng và giải pháp nội thất

Thiết kế nội thất cũng là một phần không thể thiếu trong thiết kế nhà ở. Thiết kế nội thất cần đảm bảo được các nguyên tắc:

  • Độc lập, khép kín
  • An toàn thuận tiện và thích nghi đa dạng
  • Các yêu cầu về kết cấu, kỹ thuật và thẩm mỹ
  • Tính cá nhân hóa và phong cách sống
Cần tuân thủ nguyên lý thiết kế công năng nhà ở theo hướng phù hợp với người sử dụng
Cần tuân thủ nguyên lý thiết kế công năng nhà ở theo hướng phù hợp với người sử dụng

Các nguyên lý về thẩm mỹ và bố cục khi thiết kế nhà ở

  • Nguyên lý cân bằng và đối xứng
  • Nguyên lý vần điệu
  • Nguyên lý tương phản
  • Nguyên lý tỉ lệ và chính phụ

Tính linh hoạt trong thiết kế nhà ở

Thiết kế nhà cần đảm bảo khả năng mở rộng hoặc thay đổi công năng sử dụng. Ngoài ra, với việc các công nghệ xây dựng phát triển và thay đổi nhanh như hiện này, thiết kế nhà ở cần đảm bảo có khả năng tiếp nhận và sử dụng các công nghệ, thiết bị mới nâng cao tiện ích sử dụng.

Bài viết trên đây 3B Design đã đưa ra một số quan điểm về các nguyên lý thiết kế nhà ở. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

HOTLINE: 0981.017.386
ĐẶT LỊCH THIẾT KẾ