Các loại móng nhà phổ biến – Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc

Cập nhật ngày 07/11/2023. Biên tập bởi 3B Design

Các loại móng nhà phổ biến ưu điểm và nhược điểm được 3BDesign đánh giá so sánh chi tiết. Hiện nay trong xây dựng tương thích với các loại cọc người ta cũng chọn các loại móng nhà để tương thích với điều kiện làm việc của cọc và các kết cấu bên trên cho phù hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu về các loại móng nhà được sử dụng phổ biến hiện nay.

Chưa có đánh giá nào

Các loại móng nhà phổ biến làm việc như thế nào?

Móng nhà là phần kết cấu trung gian giữa phần cọc chịu lực và phần kết cấu khung nhà. Nó vừa tham gia chịu lực và truyền tải trọng xuống phần cọc chịu lực bên dưới. Vì vậy, móng nhà thường được mở rộng so với phần cọc bên dưới và khung chịu lực bên trên.

Quy trình thi công xây dựng phần móng và công trình ngầm cho nhà ống
Móng nhà đang được thi công bê tông lót và cốt thép

Khi thiết kế, các kiến trúc sư thường tính toán và lựa chọn hình thức móng tùy theo điêu kiện địa chất, tải trọng căn nhà và điều kiện thi công thực tế. Thông thường các loại móng nhà phổ biến thường có 4 loại sau đây: Móng cọc, móng đơn, móng bè, móng băng.

Móng cọc – Hình thức phổ biến trong các loại móng nhà

Móng cọc bao gồm cọc và đài cọc. Cọc là phần kết cấu ngầm đã được thi công trước đó, đài cọc là phần kết cầu bên trên liên kết cọc với hệ thống dầm, cột …

Cọc chịu lực có thể là cọc khoan nhồi, cọc bê tông đúc sẵn, cọc bê tông dự ứng lực…

Có thể bạn sẽ cân nhắc sử dụng cọc tre. Nhưng lưu ý cho bạn, cọc tre là loại cọc gia cố nền đất yếu, không được tính toán là kết cấu chịu lực khi thiết kế.

Bạn có thể tham khảo bài viết về các loại cọc trong xây dựng của 3B Design tại đây.

Giai đoạn thi công móng cọc nhà biệt thự
Thi công móng nhà với kết cấu cọc bê tông cốt thép ứng suất trước.

Móng cọc là loại móng có nhiều ưu điểm như chịu lực tốt, thi công dễ dàng, nhanh chóng và giá thành hợp lý.

Móng đơn (Móng cốc) – Loại móng ít được sử dụng trong các loại móng nhà

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc thường cấu tạo từ kết cấu bê tông cốt thép. Móng có thể đứng độc lập hoặc 1 cụm làm việc đồng thời cùng nhau như móng dưới chân cột nhà, cột điện, mố cầu…

Móng đơn có thể có hình vuông, chữ nhật hoặc tròn… tùy theo kết cấu của công trình.

các loại móng nhà phổ biến ưu điểm nhược điểm so sánh chi tiết

Ưu điểm của móng đơn

  • Dễ thi công.
  • Giá thành thấp.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực thấp.
  • Khó thi công trên các địa hình phức tạp đặc biệt là nơi có địa hình bùn nhão, cát trôi…

Móng đơn chỉ có thể thi công trên nền địa chất tốt như đất núi, nền đá phong hóa… Các công trình có nền đất yếu như bùn nhão không nên chọn kết cấu móng đơn.

Móng băng

Trong các loại móng nhà phổ biến, móng băng thường được sử dụng cho các công trình nhỏ. Với các công trình lớn sử dụng móng băng thường có hệ thống cọc chịu lực tham gia vào kết cấu.

Móng băng là loại móng được hình thành bằng cách liên kết các kết cấu dưới móng với nhau theo dạng dải dải hoặc các dải dầm, nền liên kết với nhau thành 1 dải.

Ưu điểm:

  • Thời gian thi công nhanh.
  • Kết cấu đơn giản.
  • Giá thành thấp.

Nhược điểm:

  • Chỉ chịu được tải trọng nhỏ.
  • Độ ổn định trượt, lật không cao.

Móng bè – Loại móng sử dụng cho công trình nhỏ 

Trong các loại móng nhà phổ biến, móng bè thường được sử dụng cho các công trình nhỏ, có tải trọng thấp. Móng bè được cấu tạo bằng sự liên kết các kết cấu dầm, nền với nhau thành 1 khối thống nhất.

Móng thường được thi công tại các nền đất tương đối tốt và có độ ổn định cao.

các loại móng nhà phổ biến - móng bè
các loại móng nhà phổ biến – móng bè

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực đồng đều trên toàn diện tích móng.
  • Giá thành rẻ.
  • Khả năng làm việc ổn định.

Nhược điểm:

  • Không thi công được trên đa dạng các loại địa hình.
  • Dễ bị lún không đều, lún lệch.
  • Khả năng chịu ổn định trượt, ổn định lật thấp.

Chọn loại móng nhà nào trong các loại móng nhà trên?

Đây là câu hỏi thường gặp khi đội ngũ của 3B Design tư vấn cho khách hàng. Tùy theo điều kiện thực tế và kết cấu của công trình, các kiến trúc sư sẽ tư vấn và lựa chọn hình thức cọc phù hợp.

Bạn có thể tham khảo hoặc lựa chọn theo kinh nghiệm của bản thân hoặc người khác. Nhưng khi không có sơ đồ tính toán chính xác, rất có thể dẫn đến lựa chọn sai loại kết cấu. Điều này có thể dẫn đến mất an toàn cho công trình xây dựng.

Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ 3B Design ngay nhé!

thiet-ke-mat-bang-cong-nang-mien-phi
3B Design thiết kế mặt bằng công năng miễn phí
HOTLINE: 0981.017.386
ĐẶT LỊCH THIẾT KẾ